Trong 3 năm vừa qua, lực lượng công an đã phát hiện và xử lý 156 vụ xâm hại trẻ em trên môi trường mạng. Tuy nhiên, con số này chưa phản ánh thực sự bức tranh mà trẻ em bị lạm dụng, bị ảnh hưởng trên môi trường mạng.
Việt Nam có 68 triệu người dùng mạng xã hội, trong đó số tài khoản Facebook là 63 triệu người. Khoảng 1/3 trong số người sử dụng Internet ở Việt Nam trong độ tuổi từ 11-24.
Không thể phủ nhận vai trò của công nghệ số đối với đời sống của trẻ em trong việc cung cấp kiến thức, phương thức làm việc, giải trí, tăng cường tương tác xã hội. Tuy nhiên, nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới và cơ quan trong nước cũng cho thấy không ít tác động tiêu cực, thậm chí có nhiều nguy cơ, rủi ro với trẻ em trên môi trường mạng.
Thông qua môi trường mạng, trẻ em có nguy cơ bị xâm hại như hình ảnh trẻ em bị xâm hại và bóc lột được ghi, quay, chụp lại và phát tán; tiếp xúc với nội dung bạo lực, nhạy cảm, xúi giục tự tử và hành vi tiêu cực khác; gặp những hành vi tiếp xúc và ứng xử không phù hợp (bắt nạt trực tuyến, nhắn tin liên quan đến tình dục, thông tin cá nhân bị thu thập, quảng cáo các sản phẩm không phù hợp, nghiện game trực tuyến…).
Các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng bên cạnh tác động đến sức khỏe, còn ảnh hưởng đến tâm lý, nhận thức, thậm chí trong một số trường hợp còn gây sang chấn tâm lý. Bởi trẻ em là giai đoạn tuổi mà sự phát triển về cả sinh lý, tâm lý có nhiều những biến động và thiếu tính ổn định. Mọi tác động từ bên ngoài dù nhỏ cũng rất có khả năng ảnh hưởng lớn đến các em.
Do đó, nhà trường tổ chức buổi tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết và trang bị các kiến thức, kỹ năng để hướng dẫn các em mình chủ động phòng chống nạn xâm hại, nhất là đối với trẻ em. Không ít trường hợp xâm hại gây chấn động dư luận vì người gây tội ác lại chính là những người thân thiết trong gia đình. Do đó, việc trang bị kỹ năng sống, kỹ năng phòng vệ cá nhân là rất cần thiết cho các em.
Vậy, những dấu hiệu trẻ bị xâm hại ra sao? Cần trang bị những kỹ năng phòng vệ như thế nào?
1/ Thế nào là xâm hại trẻ em
2/ Đối tượng xâm hại
+ Người quen thân thiết: chú, bác, anh em, hàng xóm….
+ Người không quen biết.
+ Thành phần: nam, nữ mọi lứa tuổi.
3/ Những hành động được coi là xâm hại
4/ Tác hại của việc xâm hại
+ Làm tổn hại nghiêm trọng đến tinh thần, tâm lý, sức khoẻ của trẻ.
+ Gây hoang mang, lo lắng cho gia đình và xã hội.
+ Làm ảnh hưởng đến tương lai của trẻ em, của dân tộc.
+ Gây ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục và truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân ta.
5/ Các quy tắc phòng chống nguy cơ bị xâm hại:
- Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ.
- Không ở trong phòng kín một mình với người lạ. Nếu đó là người quen của gia đình thì cửa phòng phải luôn được mở.
- Không nhận tiền, quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do.
- Không đi nhờ xe người lạ, hoặc sử dụng ăn uống của người lạ đưa .
- Không để cho người lạ đến gần đến mức họ có thể chạm tay vào người mình.
- Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình.
- Không nói chuyện điện thọai với người lạ khi đang ở nhà một mình.
- Không cho ai có quyền tùy tiện động chạm, sờ mó vào chỗ kín của cơ thể hoặc bất kỳ hành động thô lỗ nào với các em.
- Không ăn mặc hở hang, không gần gũi quá mức với người lạ, kể cả những người thân họ hàng.
- Tin vào linh tính của bản thân khi thấy điều gì không bình thường cần cảnh giác và chủ động nghĩ cách phòng tránh để thoát ra khỏi tình huống đó.
6/ Những chỉ dẫn giúp các em tránh nguy cơ bị động chạm không an toàn, bị xâm hại:
- Đứng ngay dậy
- Nhìn thẳng vào kẻ định sàm sỡ
- Lùi ra xa đủ để không cho họ với tay được đến mình.
- Nói to/hét to và kiên quyết :
Không! Hãy dừng lại ! Tôi không cho phép! Tôi không muốn! Nếu không dừng lại, tôi sẽ mách với mọi người …
(Có thể nhắc đi nhắc lại).
- Bỏ chạy đến chỗ an toàn nếu họ tìm cách sờ nắn hoặc ôm ấp mình và kêu to cầu cứu sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.
- Kể ngay với cha mẹ hoặc những người tin cậy. Nếu người thứ nhất chưa tin lời em thì kể với người thứ hai, nếu người thứ hai chưa tin thì kể cho người thứ ba,… cho đến lúc có người tin và giúp đỡ. Cha mẹ, người lớn trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, trụ sở công an gần nhất,… hay bất cứ người nào mà các em tin tưởng là người các em cần tìm và nhờ họ giúp đỡ, bảo vệ.
- Nếu em bị sàm sỡ, xâm hại, hãy kể ngay với cha mẹ, người thân và cùng người lớn đến cơ sở y tế để khám.
- Các em không nên phớt lờ, chối bỏ, né tránh vấn đề.
Trên đây là một số kỹ năng giúp các em phòng chống quấy rối và xâm hại. Nhà trường, gia đình và thầy, cô giáo luôn tin tưởng các em, mong các em luôn dũng cảm, luyện tập trước những kỹ năng ứng biến để bình tĩnh, xử lý!
Hãy nhớ rằng em không phải là người có lỗi khi bị xâm hại.
Hãy nhớ rằng em có quyền được bảo vệ và có quyền được giúp đỡ để được an toàn.
Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em số 25/2004/QH11
Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em: 111