CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH HỌC 9
I. Nhận biết:
Câu 1: Đặc trưng nào là đặc trưng cơ bản nhất của quần thể?
A. Tỉ lệ giới tính. B. Thành phần nhóm tuổi.
C. Mật đô quần thể. D. Khống chế sinh học
Câu 2: Phát biểu đúng về mật độ quần thể là:
A. Mật độ quần thể luôn cố định.
B. Mật độ quần thể giảm mạnh do những biến động thất thường của điều kiện sống như lụt lội, cháy rừng hoặc dịch bệnh.
C. Mật độ quần thể không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.
D. Quần thể sinh vật không thể tự điều chỉnh về mức cân bằng.
Câu 3: Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau được gọi là:
A. quần xã sinh vật.
B. hệ sinh thái.
|
C. sinh cảnh.
D. hệ thống quần thể.
|
Câu 4: Một dãy các loài sinh vật có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng, trong đó loài này ăn loài khác phía trước và là thức ăn của loài tiếp theo phía sau là:
A. lưới thức ăn B. bậc dinh dưỡng C. chuỗi thức ăn D. mắt xích
Câu 5: Các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái đều bắt đầu từ:
A. sinh vật sản xuất. B. sinh vật tiêu thụ.
C. sinh vật phân giải. D. con người.
Câu 6: Các hình thức khai thác thiên nhiên của con người thời nguyên thủy là:
A. hái quả, bắt cá, săn bắt thú, đốt rừng để săn thú.
B. trồng trọt và chăn thả gia súc.
C. khai thác khoáng sản.
D. lai tạo và nhân giống cây trồng và giống vật nuôi quý.
Câu 7: Biện pháp giúp cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên là:
A. khai thác khoáng sản
B. phục hồi và trồng rừng mới
C. xây dựng nhiều nhà máy công nghiệp
D. đốt rừng lấy đất trồng trọt
Câu 8: Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là:
A. tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh.
B. tài nguyên tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
C. tài nguyên không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
D. tài nguyên tái sinh; tài nguyên không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
Câu 9: Những dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi gọi là:
A. tài nguyên sinh vật. B. tài nguyên tái sinh.
C. tài nguyên không tái sinh. D. tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
Câu 10: Những nguồn năng lượng như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời… thuộc dạng tài nguyên thiên nhiên nào?
A. Tài nguyên tái sinh. B. Tài nguyên không tái sinh.
C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu. D. Tài nguyên sinh vật.
Câu 11: Các hình thức khai thác thiên nhiên của con người thời nguyên thủy là:
A. hái quả, bắt cá, săn bắt thú, đốt rừng để săn thú.
B. trồng trọt và chăn thả gia súc.
C. khai thác khoáng sản.
D. lai tạo và nhân giống cây trồng và giống vật nuôi quý.
Câu 12: Hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác là:
A. Ô nhiễm môi trường
B. Ô nhiễm không khí
|
C. Ô nhiễm nguồn nước
D. Ô nhiễm đất
|
Câu 13: Chọn phát biểu sai về ô nhiễm môi trường:
A. Ô nhiễm môi trường chỉ do hoạt động của con người gây ra.
B. Ô nhiễm môi trường có thể do một số hoạt động của tự nhiên.
C. Ô nhiễm moi trường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tới toàn bộ hệ sinh thái và sức khỏe con người.
D. Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loại sinh vật gây bệnh cho người và động vật phát triển.
Câu 14: Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là:
A. tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh.
B. tài nguyên tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
C. tài nguyên không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
D. tài nguyên tái sinh; tài nguyên không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
Câu 15: Những nguồn năng lượng như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời… thuộc dạng tài nguyên thiên nhiên nào?
A. Tài nguyên tái sinh.
B. Tài nguyên không tái sinh.
|
C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
D. Tài nguyên sinh vật.
|
Câu 16: Những dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt gọi là:
A. tài nguyên tái sinh
B. tài nguyên không tái sinh.
|
C. tài nguyên sinh vật.
D. tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
|
Câu 17: Nhận định nào sau đây sai về tài nguyên thiên nhiên?
A. Tài nguyên thiên nhiên là nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng cho cuộc sống.
B. Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là tài nguyên tái sinh, tài nguyên không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
C. Tất cả các dạng tài nguyên thiên nhiên khi sử dụng đều gây ô nhiễm môi trường.
D. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu có thể thay thế dần các dạng năng lượng đang bị cạn kiệt và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường.
II. Thông hiểu:
Câu 18: Ví dụ nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hơp các cá thể chim sẻ sống ở 3 hòn đảo khác nhau.
B. Tập hợp cá rô phi đực cùng sống trong một ao.
C. Tập hợp các cá thể cá chép sống chung trong một ao.
D. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè sống chung trong một ao.
Câu 19: Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi… Tuy nhiên, nếu số lượng cá thể tăng lên quá cao sẽ dẫn đến:
1. nguồn thức ăn trở nên khan hiếm.
2. nơi ở và nơi sinh sản chật chội thì nhiều cá thể sẽ bị chết.
3. mật độ quần thể được điều chỉnh trở về mức cân bằng.
4. một số cá thể nhập đàn.
Đáp án đúng là:
- 1,2,4 B. 1,3,4 C. 1,2,3 D. 2,3,4
Câu 20: Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau?
A. Vào các tháng mùa mưa trong năm số lượng muỗi giảm đi.
B. Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa.
C. Số lượng cá thể trong quần thể biến động theo mùa, theo năm, phụ thuộc và nguồn thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống của môi trường.
D. Mật độ quần thể tăng mạnh khi nguồn thức ăn có trong quần thể dồi dào.
Câu 21: Ví dụ nào sau đây được coi là một quần xã sinh vật?
A. Cây sống trong một khu vườn.
B. Cá rô phi sống trong một cái ao.
C. Rắn hổ mang sống trên 3 hòn đảo khác nhau.
D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
Câu 22: Hãy lựa chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A. Độ đa dạng của quần xã thể hiện bởi mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.
B. Số lượng cá thể trong quần xã thay đổi theo những thay đổi của ngoại cảnh.
C. Số lượng loài trong quần xã được đánh giá qua những chỉ số về độ đa dang, độ nhiều, độ thường gặp.
D. Quần xã có cấu trúc không ổn định.
Câu 23: Nhận định nào sau đây sai về hệ sinh thái?
A. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh chỉ có các thành phần gồm sinh vật tiêu thụ và sinh vật sản xuất.
B. Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
C. Hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt là ba nhóm hệ sinh thái chính.
D. Hoang mạc là một hệ sinh thái trên cạn.
Câu 24: Hoạt động nào sau đây của con người làm xói mòn và thoái hóa đất?
A. Hái lượm B. Đốt rừng
C. Săn bắt động vật hoang dã D. Trồng cây
Câu 25: Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
A. Các thời kỳ phát triển của xã hội lần lượt là thời kỳ nguyên thủy, xã hội công nghiệp, xã hội nông nghiệp.
B. Máy hơi nước được chế tạo vào thế kỷ XVII.
C. Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên.
D. Các hoạt động của con người trong xã hội công nghiêp không gây ô nhiễm môi trường.
Câu 26: Nhận định nào sai trong các nhận định sau:
A. Vào thời kỳ nguyên thủy, các hoạt động sống cơ bản của con người là săn bắn động vật và hái lượm cây rừng.
B. Các hoạt động của con người ở thời kỳ xã hội nông nghiệp không gây ô nhiễm môi trường.
C. Nhiều giống vật nuôi và cây trồng quý được lai tạo và nhân giống ở thời kỳ xã hội công nghiệp.
D. Công nghiệp khai khoáng phát triển làm phá hủy rất nhiều diện tích rừng, mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.
Câu 27: Mất cân bằng sinh thái là hậu quả của hoạt động nào của con người?
A. Hái lượm B. Chăn thả gia súc C. Trồng trọt D. Đốt rừng
Câu 28: Các hoạt động của con người ở thời kỳ nào ít ảnh hưởng đến môi trường nhất?
A. Thời kỳ nguyên thủy.
B. Xã hội nông nghiệp.
|
C. Xã hội công nghiệp.
D. Không có đáp án nào đúng.
|
Câu 29: Hoạt động nào sau đây của con người làm xói mòn và thoái hóa đất?
A. Hái lượm.
B. Đốt rừng.
|
C. Săn bắt động vật hoang dã.
D.Trồng cây.
|
Câu 30: Nhận định nào sai trong các nhận định sau?
A. Vào thời kỳ nguyên thủy, các hoạt động sống cơ bản của con người là săn bắn động vật và hái lượm cây rừng.
B. Các hoạt động của con người ở thời kỳ xã hội nông nghiệp không gây ô nhiễm môi trường.
C. Nhiều giống vật nuôi và cây trồng quý được lai tạo và nhân giống ở thời kỳ xã hội công nghiệp.
D. Công nghiệp khai khoáng phát triển làm phá hủy rất nhiều diện tích rừng, mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.
Câu 31: Cho các tài nguyên sau: dầu lửa, than đá, năng lượng gió, tài nguyên đất, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều, tài nguyên nước. Số tài nguyên thuộc dạng tài nguyên không tái sinh là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 32: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Đốt rừng gây mất cân bằng sinh thái.
B. Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh giúp hạn chế ô nhiễm môi trường.
C. Trồng rừng tạo nơi ở cho nhiều loài sinh vật.
D. Rừng là tài nguyên tái sinh nên có thể khai thác bừa bãi.
Câu 33: Cho các biện pháp sau:
1. Trồng cây gây rừng.
2. Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh.
3. Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao.
4. Cấm săn bắn động vật hoang dã.
Trong các biện pháp trên, số biện pháp giúp cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 34: Cho các nhận định sau:
1. Biển là hệ sinh thái lớn nhất trên Trái Đất.
2. Tài nguyên sinh vật biển là phong phú, vô tận.
3. Rừng ngập mặn là hệ sinh thái nước mặn.
4. Môi trường biển đang ngày càng bị ô nhiễm.
Trong các nhận định trên, số nhận định đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 35 Cho các phát biểu sau:
1. Diện tích rừng ở Việt Nam đang bị thu hẹp dần.
2. Tài nguyên sinh vật biển là dồi dào, vô tận.
3. Chỉ có hệ sinh thái rừng là quan trọng cần được bảo vệ.
4. Hệ sinh thái nông nghiệp ở Việt Nam rất đa dạng.
Trong các phát biểu trên, phát biểu đúng là:
A. 1, 2 B. 1, 4 C. 3, 4 D. 2, 4
Câu 36: Đâu không phải là hệ sinh thái nước mặn?
A. Hệ sinh thái vùng biển.
B. Hệ sinh thái rừng ngập mặn.
|
C. Hệ sinh thái rạn san hô
D. Hệ sinh thái sông, suối.
|
Câu 37: Đâu không phải là hệ sinh thái trên cạn?
A. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.
B. Hệ sinh thái rừng ngập mặn.
C. Hệ sinh thái rừng lá rộng rụng theo mùa vùng ôn đới.
D. Hệ sinh thái rừng lá kim.
III. Vận dụng:
Câu 38: Cho các hoạt động sau:
1. Cây rụng lá vào mùa đông.
2. Chim di cư về phía Nam vào mùa đông.
3. Cú mèo hoạt động ít hoạt động vào ban ngày, hoạt động nhiều vào ban đêm.
4. Hoa Quỳnh nở vào buổi tối.
Trong các hoạt động trên, những hoạt động có chu kỳ mùa là:
A. 1, 2 B. 3, 4 C. 1, 2, 3, 4 D. 1, 2, 4
Câu 39: “Gặp khí hậu thuận lợi, cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây sinh sản mạnh, số lượng sâu tăng khiến cho số lượng chim sâu cũng tăng theo.Tuy nhiên, khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, chim ăn nhiều sâu dẫn tới số lượng sâu lại giảm” Đây là ví dụ minh họa về:
A. diễn thế sinh thái. B. cân bằng quần thể.
C. giới hạn sinh thái. D. cân bằng sinh học
Câu 40: Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên?
A. Bể cá cảnh B. Cánh đồng C. Rừng nhiệt đới D. Công viên
Câu 41: Nguồn năng lượng nào sau đây nếu được sử dụng sẽ ít gây ô nhiễm môi trường nhất?
A. Than đá B. Dầu mỏ C. Gió D. Khí đốt
Câu 42: Đâu không phải là biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?
A. Xây dựng công viện cây xanh.
B. Sử dụng nguồn năng lượng gió.
|
C. Sử dụng nguồn năng lượng khí đốt.
D. Sử dụng nguồn năng lượng mặt trời
|
Câu 43: Biện pháp nào sau đây không giúp bảo vệ tài nguyên rừng?
A. Đốt rừng làm nương rẫy.
B. Động viên nhân dân trồng rừng.
C. Cấm chặt phá rừng, đốt rừng.
D. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
Câu 44: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất.
B. Trồng rừng giúp chống xói mòn, lũ quét.
C. Rừng mưa nhiệt đới không phải là một hệ sinh thái.
D. Rừng là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
IV. Vận dụng cao:
Câu 45: Xét chuỗi thức ăn: Cỏ à chuột à rắn hổ mang à đại bàng. Trong đó, sinh vật tiêu thụ là:
A. Cỏ, chuột, rắn hổ mang, đại bàng. B. Chuột, rắn hổ mang, đại bàng.
C. Cỏ, đại bàng. D. Đại bàng.
Câu 46: Nhận định nào sau đây sai về chuỗi thức ăn sau: Cỏ à Châu chấu à Gà rừng à Hổ à Vi khuẩn?
A. Cỏ là sinh vật sản xuất.
B. Chỉ có gà rừng và hổ là sinh vật tiêu thụ.
C. Vi khuẩn là sinh vật phân giải.
D. Châu chấu, gà rừng và hổ là sinh vật tiêu thụ.
Câu 47: Hãy chọn chuỗi thức ăn phù hợp khi có các sinh vật sau: cỏ, nấm, châu chấu, gà rừng:
A. Nấm à cỏ à châu chấu à gà rừng.
B. Cỏ à châu chấu à gà rừng à nấm .
C. Gà rừng à châu chấu à cỏ à nấm.
D. Châu chấu à gà rừng à nấm à cỏ.
Câu 48: Hệ sinh thái nào dưới đây không phải là hệ sinh thái trên cạn?
A. Rừng lá rộng rụng theo mùa vùng ôn đới
B. Rừng ngập mặn
C. Rừng mưa nhiệt đới
D. Vùng thảo nguyên và hoang mạc
Câu 49: Cho các hoạt động của con người:
- hái lượm
- săn bắt động vật hoang dã,
- đốt rừng
|
- chăn thả gia súc
- khai thác khoáng sản
- chiến tranh.
|
Hoạt động làm xói mòn và thoái hóa đất là:
A. 2, 5, 6 B. 1, 2, 4 C. 3, 5, 6 D. 1, 5, 6
Câu 50: Để góp phần bảo vệ thiên nhiên con người cần:
A. chặt phá rừng bừa bãi.
B. xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia.
C. săn bắn động vật hoang dã.
D. xả rác bừa bãi.