UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG
|
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
NĂM HỌC: 2023 - 2024
MÔN: SINH HỌC 9
Thời gian làm bài: 45 phút
Ngày kiểm tra: 26/10/2023 |
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Kiểm tra những kiến thức ở các chương:
+ Chương I: Các thí nghiệm của Menđen
+ Chương II: Nhiễm sắc thể
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo.
- Năng lực Sinh học
+ Năng lực nhận thức Sinh học
+ Năng lực tìm hiểu Sinh học
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Sinh học vào cuộc sống.
3. Phẩm chất:
- Nghiêm túc trong học tập, trung thực khi làm bài kiểm tra
- Nhân ái, yêu thích môn học, thích tìm tòi, khám phá.
II. MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ (Đính kèm)
III. NỘI DUNG ĐỀ (Đính kèm)
IV. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM (Đính kèm)
MA TRẬN: MÔN SINH HỌC 9
Thời gian làm bài: 45 phút
TT |
Chương/
chủ đề |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng
điểm
% |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
1 |
Chương I. Các thí nghiệm của Menđen |
Menđen và Di truyền học |
2TN
0.5đ |
|
|
|
4.75
47.5% |
Lai một cặp tính trạng |
2TN
0.5đ |
|
3TN
0.75đ |
|
Lai hai cặp tính trạng |
3TN
0.75đ |
1TL
1.5đ |
1TN
0.25đ |
2TN
0.5đ |
2 |
Chương II. Nhiễm sắc thể |
Nhiễm sắc thể |
3TN
0.75đ |
½TL
0.5đ |
1TN
0.25đ |
|
5.25
52.5% |
Nguyên phân |
5TN
1.25đ |
|
1TN
0.25đ |
1TN
0.25đ |
Giảm phân |
1TN
0.25đ |
|
2TN
0.5đ |
|
Phát sinh giao tử và thụ tinh |
|
½TL
1đ |
|
|
Cơ chế xác định giới tính |
|
|
|
1TN
0.25đ |
|
16 câu
4.0đ |
2 câu
3.0đ |
8 câu
2đ |
4 câu
1đ |
40
10đ |
Tỉ lệ |
40% |
30% |
20% |
10% |
100% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
MÔN SINH HỌC 9
TT |
Nội dung kiến thức |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt |
Số câu hỏi theo mức độ đánh giá |
Tổng điểm
% |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
1 |
Chương I. Các thí nghiệm của Menđen |
Nhận biết |
- Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen
- Nêu được các thí nghiệm của Menđen và rút ra nhận xét
- Phát biểu được nội dung quy luật phân li và phân li độc lập
- Nêu ý nghĩa của quy luật phân li và quy luật phân ly độc lập.
- Nhận biết được biến dị tổ hợp xuất hiện trong phép lai hai cặp tính trạng của Menđen
- Nêu được ứng dụng của quy luật phân li trong sản xuất và đời sống
- Nếu được một số khái niệm, thuật ngữ của di truyền học
- Biết được nội dung của phép lai phân tích. |
C3, C7, C9, C10, C15, C17, C18 |
|
|
|
1,75
17,5% |
Thông hiểu |
- Giải thích được kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng, lai hai cặp tính trạng của Menđen.
- Giải thích được nguyên nhân phát sinh biến dị tổ hợp và ý nghĩa của biến dị tổ hợp trong thế giới sinh vật
- Vận dụng được kết quả thí nghiệm để làm bài tập lai một cặp tính trạng, lai hai cặp tính trạng theo quy luật DT của Menđen |
|
C29
|
|
|
1,5
15% |
Vận dụng |
- Làm bài tập xác định kết qủa lai.
- Làm bài tập xác định kiểu gen, kiểu hình, xác định giao tử. |
|
|
C11, C24, C26, C28 |
|
1,0
10% |
Vân dụng cao |
- Từ bản chất của hiện tượng DT làm bài tập tính xác xuất xuất hiện kiểu gen, kiểu hình ở thế hệ sau. |
|
|
|
C6, C27 |
0,5
5 |
2 |
Chương II. Nhiễm sắc thể |
Nhận biết |
- Nêu được tính chất đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể của mỗi loài.
- Trình bày được sự biến đổi hình thái trong chu kì tế bào
- Mô tả được cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể và nêu được chức năng của nhiễm sắc thể.
- Trình bày được ý nghĩa sự thay đổi trạng thái (đơn, kép), biến đổi số lượng (ở tế bào mẹ và tế bào con) và sự vận động của nhiễm sắc thể qua các kì của nguyên phân và giảm phân.
- Nêu được ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
- Nêu được một số đặc điểm của nhiễm sắc thể giới tính và vai trò của nó đối với sự xác định giới tính.
- Giải thích được cơ chế xác định nhiễm sắc thể giới tính và tỉ lệ đực : cái ở mỗi loài là 1: 1
- Nêu được các yếu tố của môi trường trong và ngoài ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính.
- Nêu được thí nghiệm của Moocgan và nhận xét kết quả thí nghiệm đó
- Nêu được ý nghĩa thực tiễn của di truyền liên kết |
C5, C8, C12, C13, C14, C20, C22, C23, C25 |
|
|
|
2,25
22,5% |
Thông hiểu |
- Thấy được sự khác biệt giữa nguyên phân và giảm phân.
- Giải thích được cơ chế tạo ra các giao tử khác nhau vè nguồn gốc NST à cơ sở tạo nên sự đa dạng và phong phú của các loài sinh sản hữu tính. |
|
C30 |
|
|
1,5
15% |
Vận dụng |
- Vận dụng để làm bài tập về nguyên phân, giảm phân, phát sinh giao tử.
- Giải thích hiện tượng thực tế.
- Bài tập về di truyền liên kết. |
|
|
C1, C4, C19, C21 |
|
1,0
10% |
Vận dụng cao |
- Vận dụng để làm bài tập về nguyên phân, giảm phân, phát sinh giao tử.
- Bài tập về di truyền liên kết. |
|
|
|
C2, C16 |
0,5
5% |
Tổng câu |
16 |
2 |
8 |
4 |
30 |
Tỉ lệ % |
40% |
30% |
20% |
10% |
10đ/100% |
|
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
NĂM HỌC: 2023 – 2024
MÔN: SINH HỌC 9
Thời gian kiểm tra: 45 phút
Ngày kiểm tra: 26/10/2023 |
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm). Hãy ghi chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất vào giấy kiểm tra.
Câu 1: Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?
A. Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
B. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
C. Sự phân li đồng đều của các crômatit về 2 tế bào con.
D. Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
Câu 2: Ở ruồi giấm 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau?
A. 4
B. 8
C. 16
D. 32
Câu 3: Hình thức sinh sản tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở sinh vật là
A. sinh sản nảy chồi
B. sinh sản sinh dưỡng
C. sinh sản vô tính
D. sinh sản hữu tính
Câu 4: Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là
A. co xoắn và tháo xoắn NST
B. tiếp hợp giữa 2 NST kép trong từng cặp tương đồng
C. phân li NST về hai cực của tế bào
D. nhân đôi NST
Câu 5: Kết thúc quá trình nguyên phân, số NST có trong mỗi tế bào con là
A. lưỡng bội ở trạng thái đơn
B. đơn bội ở trạng thái đơn
C. lưỡng bội ở trạng thái kép
D. đơn bội ở trạng thái kép
Câu 6: Phép lai: AaBbccDd x aaBbCcdd cho F1 có kiểu hình lặn về cả 4 gen chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 1/128.
B. 1/24.
C. 1/32.
D. 1/48
Câu 7: Trong thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của Men Đen có thể giải thích hiện tượng phân tính ở F2 như thế nào?
1. F1 có kiểu gen Aa.
2. F1 cho hai loại giao tử A và a với tỉ lệ tương đương và các loại giao tử tổ hợp ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh.
3. Gen A trội hoàn toàn so với
Đáp án đúng là:
A. 1 và 2
B. 2 và 3
C. Cả 1,2 và 3
D. 1 và 3
Câu 8: Trong chu kì tế bào, sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào?
A. Kì trung gian
B. Kì đầu
C. Kì giữa
D. Kì sau
Câu 9: Khi P khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng, tương phản thì tỉ lệ phân tính đặc trưng ở F2 trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Men Đen là bao nhiêu?
A. 3 : 3 : 1 : 1
B. 9 : 3 : 3 : 1
C. 3 : 6 : 3 : 1 : 2 : 1
D. 1 : 1 : 1 : 1
Câu 10: Khi giao phấn giữa cây có quả tròn, chín sớm với cây có quả dài, chín muộn. Kiểu hình nào ở con lai dưới đây được xem là biến dị tổ hợp?
1.
Quả tròn, chín sớm 2. Quả dài, chín muộn
3. Quả tròn, chín muộn 4. Quả dài, chín sớm
Đáp án đúng là:
A. 1 và 4
B. 2 và 3
C. 1 và 2
D. 3 và 4
Câu 11: Ở người, mắt đen do gen D quy định là trội hoàn toàn so với mắt nâu do gen d quy định. Một phụ nữ mắt nâu muốn chắc chắn(100%) sinh ra những đứa con mắt đen thì phải lấy chồng có kiểu hình và kiểu gen như thế nào?
A. Mắt nâu (dd)
B. Mắt đen( DD và Dd)
C. Mắt đen (DD)
D. Mắt đen(Dd)
Câu 12: Đặc điểm của NST trong các tế bào sinh dưỡng là
A. luôn tồn tại thành từng chiếc riêng rẽ
B. luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng
C. luôn co ngắn lại
D. luôn luôn duỗi ra
Câu 13: Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào
A. kì sau
B. kì giữa
C. kì đầu
D. kì trung gian
Câu 14: Trạng thái của NST ở kì sau của quá trình nguyên phân như thế nào?
A. NST kép dãn xoắn ở dạng sợi mảnh
B. NST đơn phân li độc lập về 2 cực tế bào.
C. NST kép tách nhau ở tâm động thành NST đơn và phân li về 2 cực tế bào.
D. NST kép phân li độc lập về 2 cực tế bào.
Câu 15: Phép lai nào ở đậu Hà Lan có thể sử dụng kết quả như phép lai phân tích?
1. AA x AA 2. AA x Aa
3. AA x aa 4. Aa x Aa
5. Aa x aa 6. aa x aa
Đáp án đúng là:
A. 3 và 5
B. 1và 3
C. 3 và 6
D. 4 và 5
Câu 16: Ở những loài mà giới đực là giới dị giao tử thì những trường hợp nào trong các trường hợp sau đây đảm bảo tỉ lệ đực cái xấp xỉ là 1:1 ?
- Số giao tử đực bằng số giao tử cái.
- Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương.
- Số cá thể đực và số cá thể cái của loài vốn bằng nhau.
- Xác xuất thụ tinh giữa giao tử đực mang NST X và NTS Y với giao tử cái là tương đương.
- Sức sống của hợp tử XX và XY là ngang nhau.
Đáp án đúng là:
A. 3,4,5
B. 1,3,5
C. 1,2,4
D. 2,4,5
Câu 17: Thế hệ F1 trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Men Đen có đặc trưng là
A. phân tính
B. thuần chủng.
C. đồng tính về tính trạng lặn
D. đồng tính về tính trạng trội.
Câu 18: Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lai vì
A. thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng qua các thế hệ.
B. thuận tiện cho việc sử dụng toán thống kê để phân tích số liệu thu được.
C. thuận tiện cho việc lai các cặp bố mẹ với nhau.
D. thuận tiện cho việc chọn các dòng thuần chủng.
Câu 19: Đặc điểm và chức năng của nhiễm sắc thể giới tính là
- Mang một số gen quy định các tính trạng liên quan đến giới tính.
- Mang gen xác định giới tính.
- Có 1 cặp trong nhân tế bào
- Mang gen quy định các tính trạng thường
Đáp án đúng là:
A. 1, 2, 4
B. 1, 3 , 4
C. 2, 3 , 4
D. 1, 2, 3
Câu 20: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở
A. tế bào sinh dưỡng
B. tế bào mầm sinh dục
C. tế bào sinh dục vào thời kì chín
D. hợp tử và tế bào sinh dưỡng
Câu 21: Kết thúc quá trình giảm phân, số NST có trong mỗi tế bào con là
A. Đơn bội ở trạng thái đơn
B. Lưỡng bội ở trạng thái đơn
C. Lưỡng bội ở trạng thái kép
D. Đơn bội ở trạng thái kép
Câu 22: Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là
A. trao đổi chất
B. tự nhân đôi
C. co, duỗi trong phân bào
D. biến đổi hình dạng
Câu 23: Thành phần hoá học của NST bao gồm
A. phân tử Prôtêin
B. phân tử ADN
C. prôtêin và phân tử ADN
D. axit và bazơ
Câu 24: Ở cà chua thân cao là trội hoàn toàn so với thân lùn. Cho lai cà chua thân cao (Dd) với cà chua thân lùn. Tỉ lệ kiểu gen ở F1 là bao nhiêu?
A. 1DD : 1dd
B. 3Dd : 1dd
C. 1Dd : 1dd
D. 1DD : 2Dd : 1dd
Câu 25: Ở kì giữa của quá trình nguyên phân, các NST kép xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo?
A. 3 hàng
B. 4 hàng
C. 2 hàng
D. 1 hàng
Câu 26: Những loại giao tử có thể tạo được từ kiểu gen AaBb là:
A. AB, Ab, aB, ab
B. Ab, aB, ab
C. AB, Ab, aB
D. AB, Ab
Câu 27: Biết gen A và gen B là trội hoàn toàn so với gen a và gen b.
Phép lai P: AaBb x aabb cho F1 có tỉ lệ kiểu gen
A. 9 : 3 : 3 : 1
B. 1 : 2 : 1 : 2 : 1
C. 3 : 3 : 1 : 1
D. 1 : 1 : 1 : 1
Câu 28: Ở cà chua, quả đỏ trội là hoàn toàn so với quả vàng. Tỉ lệ kiểu hình của F1 trong phép lai quả đỏ dị hợp tử với quả vàng là bao nhiêu?
A. 100 % quả đỏ
B. 50% quả đỏ : 50% quả vàng
C. 75% quả đỏ : 25% quả vàng
D. 25% quả đỏ : 25% quả vàng
PHẦN II. TỰ LUẬN (3 điểm). Học sinh trả lời câu hỏi ra giấy kiểm tra.
Câu 29 (1,5 điểm): Ở đậu Hà Lan, hạt vàng (D) là trội hoàn toàn so với hạt xanh (d)
a. Tìm kiểu gen của dạng cây hạt vàng
b. Cho cây hạt vàng thuần chủng lai với cây hạt xanh, kết quả kiểu hình F1 và F2 sẽ như thế nào? Viết sơ đồ lai.
Câu 30 (1,5 điểm): Cơ chế nào tạo các giao tử có bộ nhiễm sắc thể khác nhau về nguồn gốc? Nêu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh.
----------- HẾT ----------
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG
Năm học: 2023 – 2024 |
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN: SINH HỌC 9
|
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM:
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu số |
Đề số |
Dự bị |
101 |
102 |
103 |
104 |
1 |
B |
D |
C |
A |
A |
2 |
C |
B |
D |
A |
B |
3 |
D |
C |
C |
B |
C |
4 |
B |
C |
A |
B |
D |
5 |
A |
B |
A |
B |
C |
6 |
C |
A |
C |
C |
C |
7 |
C |
C |
C |
D |
C |
8 |
A |
B |
C |
B |
C |
9 |
B |
A |
C |
B |
B |
10 |
D |
C |
C |
D |
C |
11 |
C |
A |
A |
B |
B |
12 |
B |
C |
C |
C |
A |
13 |
B |
A |
D |
C |
D |
14 |
C |
D |
B |
C |
A |
15 |
A |
B |
A |
A |
D |
16 |
D |
C |
D |
D |
C |
17 |
D |
A |
C |
A |
C |
18 |
A |
A |
A |
C |
D |
19 |
D |
A |
C |
B |
A |
20 |
C |
D |
D |
A |
B |
21 |
A |
B |
C |
A |
A |
22 |
B |
D |
B |
B |
C |
23 |
C |
C |
D |
B |
A |
24 |
C |
D |
D |
D |
C |
25 |
D |
B |
B |
D |
C |
26 |
A |
A |
D |
B |
A |
27 |
D |
B |
D |
C |
C |
28 |
B |
D |
D |
A |
A |
PHẦN II. TỰ LUẬN:
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 29 |
- Cây đậu Hà Lan hạt vàng là cây có kiểu hình trội nên có kiểu gen là - - DD hoặc Dd
- Hạt vàng thuần chủng lai với hạt xanh
F1 xF1:DdxDd
G: D, d D, d
F2: 1DD : 2Dd : 1dd
Kiểu hình ở F1: 100% hạt vàng
Kiểu hình ở F2: 75% hạt vàng : 25% hạt xanh |
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25 |
Câu 30 |
- Cơ chế giảm phân:
+ Kì đầu giảm phân 1: có sự tiếp hợp của các cặp NST chị em trong cặp NST tương đồng dẫn đến sự trao đổi chéo các đoạn NST.
+ Kì sau của giảm phân 1: Sự phân li độc lập của các NST trong cặp tương đồng, hình thành ở 2 cực của tế bào hai nhóm NST có nguồn gốc khác nhau.
- Ý nghĩa:
+ Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng qua các thế hệ cơ thể
+ Tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống và tiến hóa. |
0,25
0.25
0,25
0,25
0,25
0,25 |
BGH duyệt |
Tổ, nhóm CM |
Người ra đề |
Kiều Thị Tâm |
Phan Thị Thanh Hiền |
Quách Thị Việt Anh |